Tủ lạnh là thiết bị điện gia dụng được dùng thường xuyên suốt cả 24h từ ngày này qua tháng khác. Do đó nếu không nắm rõ cách dùng tủ lạnh đúng cách sẽ tốn rất nhiều điện năng tiêu thụ và làm giảm tuổi thọ của tủ.
Những điều nên làm:
- Để nhiệt độ ở mức 7 - 8 độ C trong ngăn giữ lạnh, không nên đặt độ lạnh tối đa.
- Đối với ngăn đông nên để nhiệt độ ở mức -18 độ C thay vì -22 độ C.
- Khi có nhiều thực phẩm trong tủ lạnh, nên tạo khoảng cách giữa các thực phẩm để không khí lạnh có thể đối lưu tốt, giảm tiêu thụ điện năng.
- Khi thực phẩm trong tủ lạnh không nhiều, nên điều chỉnh cấp độ lạnh ở mức trung bình, giúp tủ lạnh tiết kiệm điện hơn.
- Hoặc sử dụng tủ lạnh với công nghệ Neuro Inverter giúp tự động điều chỉnh nhiệt độ theo lượng thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh để tiết kiệm điện năng.
- Vệ sinh định kỳ tủ 1 tháng/lần và bộ tản nhiệt, giúp nâng cao hiệu suất làm lạnh và tuổi thọ của tủ lạnh.
- Thường xuyên lau chùi phần viền cao su ở cửa tủ lạnh để phần cao su giữ được độ bền, đóng khít cửa, tránh thất thoát hơi lạnh nhiều gây tốn điện. Bên cạnh đó còn giúp hạn chế vi khuẩn phát triển trong tủ lạnh, đồ ăn sẽ được bảo quản trong thời gian lâu hơn.
- Một cách đơn giản hơn là sử dụng tủ lạnh Mitsubishi Electric với thành tủ và đệm cửa kháng khuẩn chứa phân tử bạc Ag+ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, giúp không gian tủ lạnh luôn sạch sẽ.
Những điều không nên làm:
- Không lắp đặt tủ lạnh gần các thiết bị tỏa nhiệt.
- Để thực phẩm bít kín nơi thổi hơi lạnh.
- Đóng mở cửa tủ nhiều lần khiến lượng nhiệt thất thoát nhiều. Bởi vì, mỗi lần mở cửa, máy nén và quạt gió của tủ lạnh phải hoạt động nhiều hơn để duy trì nhiệt độ ở mức đã quy định nên sẽ tiêu tốn nhiều điện năng.
Sau đây là một số cách tốt nhất để đóng gói đồ ăn trong tủ lạnh cho hiệu quả tối đa:
Thịt
Để bảo quản thịt, thì vị trí lý tưởng nhất là trong ngăn kéo riêng. Hiện có nhiều tủ lạnh còn thiết lập nhiệt độ riêng cho ngăn kéo. Ở nhiệt độ 2 độ C, thịt sẽ không bị đông cứng mà chỉ có một lớp băng nhỏ trên bề mặt. Khi cất thịt trong tủ, cần bọc cẩn thận để tránh nước chảy ra các thực phẩm khác.
Bơ, pho mát, sữa chua
Đối với những thực phẩm này nên giữ trong ngăn gần cuối, cũng là ngăn ít lạnh nhất.
Bơ và phô mai không nên bọc trong bao nilon hay bao nhựa, vì đây là những thực phẩm cần trao đổi chất với không khí.
Cách tốt nhất là dùng giấy thô để bọc, hoặc nếu không có giấy thô thì dùng loại giấy bạc chuyên dụng.
Trứng
Không nên bảo quản trứng ở cánh của tủ sẽ nhanh hỏng hơn. Hãy để chúng ở nơi lạnh hơn, như ngăn trên cùng trong tủ.
Sữa
Một số tủ lạnh có ngăn đựng sữa đặc biệt được gọi là "chill locker". Nếu tủ lạnh của bạn không có ngăn này thì hãy cất sữa ở kệ cao nhất trong tủ lạnh.
Gia vị + Nước giải khát
Các loại này có thể xếp ở cánh cửa tủ vì không cần nhiệt độ quá lạnh.
Trái cây + Rau xanh
Về cơ bản, rau xanh cần được bảo quản trong môi trường độ ẩm cao và trái cây trong môi trường có độ ẩm thấp.
Trong tủ lạnh, độ ẩm các ngóc ngách gần như đều tương tự như nhau nên bạn không cần quá lo lắng.
Tuy nhiên cần bọc kín một số loại trái cây như táo, lê, dưa đỏ, đào,... để hạn chế phát ra khí Ethylene. Vì khí này sẽ ảnh hưởng xấu để các loại rau quả nhạy cảm với Ethylene khác như bông cải xanh, măng tây, cà rốt, dưa chuột, cà tím, đầu xanh, rau diếp,...
Thức ăn đã nấu chín
Khi bạn muốn trữ thức ăn nấu chín vào trong tủ lạnh hãy cất vào trong hộp khi thức ăn đã nguội. Nếu cho thức ăn còn nóng, tủ lạnh sẽ phải gia tăng công suất để làm mát trở lại.
Ngoài ra, một biện pháp đơn giản hơn để tiết kiệm điện là sử dụng tủ lạnh Mitsubishi Electric với công nghệ Neuro Inverter có khả năng tự động điều chỉnh nhiệt độ theo thói quen sinh hoạt, theo lượng thực phẩm trong tủ lạnh cũng như khi nhiệt độ môi trường tăng, giúp đem đến trạng thái làm lạnh hiệu quả và tiết kiệm nhất.
Thông qua các mẹo sử dụng tủ lạnh tiết kiệm điện trên đây, Điện máy giá gốc mong muốn chia sẻ những cách tiết kiệm tiền hiệu quả nhất. Hãy tập thói quen sử dụng tủ lạnh đúng cách để tủ lạnh bền hơn, tiết kiệm tiền hơn và bảo vệ sức khỏe cho cả nhà!